Tin tức
Tiêm vắc xin trước khi mang bầu và thời gian tiêm phòng thích hợp nhất
1. Tại sao cần tiêm vắc xin trước khi mang bầu?
Tiêm vắc xin trước khi mang bầu là bước chuẩn bị không thể thiếu với các chị em phụ nữ đang có ý định sinh con. Bởi khi mang thai, hệ miễn dịch suy giảm tạo điều kiện cho các loại virus, vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm hàng đầu hiện nay như: thủy đậu, sởi, rubella, quai bị, cúm,… Trường hợp thai phụ mắc một trong những bệnh trên, em bé có thể bị sinh non, chết lưu hoặc sinh ra bị các dị tật bẩm sinh về tim, não, hở hàm ếch,...
Mắc thủy đậu khi mang thai, bé sinh ra rất dễ bị dị tật bẩm sinh
Nếu thai phụ tiêm vắc xin trước khi mang bầu đầy đủ, bản thân thai phụ sẽ tránh được nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm cho thai nhi nói trên. Hơn nữa, cơ thể người mẹ khi được tiêm vắc xin còn tạo được hệ miễn dịch thụ động cho bé trong những năm tháng đầu đời. Đây cũng là lý do các bác sĩ chuyên khoa luôn khuyến nghị các chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh sản nên tiêm vắc xin trước khi mang bầu đầy đủ để bảo vệ mình và thai nhi.
2. Các loại vắc xin cần tiêm phòng trước khi mang bầu
Theo các chuyên gia, các loại vắc xin cần tiêm phòng trước khi mang bầu đó là:
-
Cúm: Cúm là căn bệnh rất dễ mắc phải và hậu quả nó để lại khá nặng nề. Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, nếu thai phụ bị cúm thì nguy cơ trẻ sinh ra bị mắc các dị tật như sứt môi, hở hàm ếch, sinh non, nhẹ cân rất cao. Tỷ lệ mắc bệnh cúm sẽ giảm đi đáng kể nếu thai phụ tiêm phòng cúm trong vòng 1 năm kể từ khi tiêm.
Hình ảnh trẻ sinh ra bị hở hàm ếch
-
Viêm gan B: Căn bệnh này chiếm tỷ lệ lây từ mẹ sang con trong quá trình mang thai cao nhất hiện nay. Mẹ tiêm phòng đầy đủ sẽ ngăn ngừa nguy cơ nhiễm bệnh và truyền sang thai nhi.
-
Thủy đậu: Những chị em phụ nữ chưa từng bị thủy đậu hoặc chưa từng tiêm phòng thủy đậu nên ưu tiên tiêm vắc xin thủy đậu trước. Thủy đậu có thể truyền bệnh cho con và gây cho bé các dị tật bẩm sinh về hình thể, liệt chân tay.
-
Sởi, quai bị, rubella: 3 bệnh lý truyền nhiễm này đều dễ dàng lây qua đường hô hấp. Nếu trong thai kỳ thai phụ mắc phải một trong 3 bệnh lý này thì nguy cơ trẻ sinh ra bị dị tật: tim bẩm sinh, điếc do thần kinh cảm giác, mất thị giác, trí tuệ chậm phát triển và suy dinh dưỡng rất cao.
-
Bạch hầu, ho gà, uốn ván: Bạch hầu, ho gà có thể lây trực tiếp qua đường hô hấp. Vì thế, khả năng mắc phải bệnh lý này là rất cao kể cả đối với người bình thường. Uốn ván có thể xảy ra nếu chủ quan với vết thương hở bởi loại vi khuẩn này có khả năng sinh tồn rất tốt trong môi trường tự nhiên. Hiện tại có vắc xin tích hợp phòng 3 bệnh lý kể trên chỉ với 1 lần tiêm duy nhất.
-
HPV: Với chị em phụ nữ dưới 26 tuổi, các bác sĩ khuyến nghị nên tiêm vắc xin cổ tử cung để tránh nguy cơ mắc phải ung thư cổ tử cung.
Nữ giới nên tiêm phòng vắc xin đầy đủ trước khi mang thai
3. Thời gian tiêm phòng thích hợp nhất là khi nào?
Thời điểm và thời gian tiêm phòng của mỗi loại vắc xin trước khi mang thai kể trên không giống nhau. Vì vậy, các chị em cần nắm rõ thời gian tiêm phòng thích hợp cho từng bệnh dưới đây để đảm bảo hiệu quả phòng bệnh tốt nhất:
-
Bệnh cúm: Vắc xin cúm có độ nhạy cao, mọi đối tượng đều có thể tiêm nên có thể tiêm ở mọi thời điểm bao gồm cả trước và trong khi mang thai. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, tiêm vắc xin cúm khi mang thai tốt nhất nên thực hiện sớm trước khi vào mùa cúm (từ tháng 10 đến tháng 5 năm sau) và ngay khi nguồn vắc xin đã có sẵn. Ngoài ra, bạn hoàn toàn có thể tiêm ngừa cúm bất cứ lúc nào trong thai kỳ.
-
Sởi, quai bị, rubella: mũi tiêm phòng 3 trong 1 này cần được tiêm trong 3 - 6 tháng trước khi có thai và muộn nhất là 1 - 3 tháng.
-
Viêm gan B: Cũng giống như vắc xin cúm, vắc xin phòng bệnh viêm gan B có thể tiêm vào trước hoặc trong khi mang bầu. Nhưng tốt nhất vẫn nên tiêm trước khi mang bầu để đảm bảo sức khỏe tốt nhất trong thời gian mang thai 3 tháng. Riêng với bệnh lý này không chỉ thai phụ mà người chồng cũng cần được tiêm phòng.
-
Bạch hầu, ho gà, uốn ván: Mũi phòng bệnh này chỉ cần tiêm 1 liều duy nhất đảm bảo phòng bệnh hiệu quả. Có thể tiêm trước khi mang thai hoặc tốt nhất trong thời gian mang thai từ 27 đến 36 tuần.
-
Thủy đậu: Nên tiêm phòng thủy đậu trước khi mang thai ít nhất 1 tháng.
-
HPV: Vắc xin này cần được tiêm trước khi mang thai 3 tháng và không chỉ định tiêm trong thời kỳ mang thai.
Tiêm phòng đầy đủ tạo tiền đề để trẻ chào đời khỏe mạnh
Sau khi tiêm vắc xin, cơ thể có thể xảy ra một số phản ứng phụ không mong muốn như sốt nhẹ, sưng đau tại vị trí tiêm. Với trường hợp này, các chị em có thể chườm khăn ấm, dùng khăn ấm lau người, bổ sung nhiều trái cây giàu vitamin và rau xanh để giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu. Nếu xuất hiện tình trạng sốt kéo dài 3 - 4 ngày, sốt cao, mệt mỏi, ngủ li bì thì nên đến cơ sở y tế để kiểm tra xử lý kịp thời.
Nói tóm lại, tiêm vắc xin trước khi mang bầu là cách tốt nhất để giảm thiểu rủi ro cho bé trong suốt thai kỳ. Tiêm phòng đầy đủ tạo tiền đề để trẻ chào đời khỏe mạnh và tránh nguy cơ mắc phải nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khi mới sinh. Vì vậy, các chị em phụ nữ có ý định mang thai nên theo dõi lịch tiêm và tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin từ khi có kế hoạch mang thai cho đến khi kết thúc thai kỳ.
Trên đây là những thông tin về tiêm vắc xin trước khi mang bầu cũng như các loại vắc xin cần tiêm mà chúng tôi gửi tới bạn đọc đặc biệt là những chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh sản.
Với hệ thống máy móc xét nghiệm hiện đại hàng đầu Việt Nam, tuân thủ quy định của Bộ Y tế về nguồn gốc xuất xứ các loại thuốc, bảo quản trên dây chuyền lạnh theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt, sàng lọc trước tiêm chủng, bệnh viện MEDLATEC là địa chỉ đáng tin cậy, đáp ứng nhanh chóng, chính xác nhu cầu của khách hàng, mang đến chất lượng tiêm chủng cũng như chất lượng dịch vụ tốt nhất.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!